công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững

Đề tài thuộc Chương trình KC08/11-15 Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện, cơ quan chủ quản đề tài là Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đến dự hội thảo có trên 40 đại biểu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ; các Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học An Giang, Viện Kỹ thuật Biển thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Chủ nhiệm Chương trình KC08/11-15 đã đến dự và chủ trì hội thảo.
TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì đề tài, đã phát biểu khai mạc hội thảo.
Đề tài KC08.21/11-15 có 3 mục tiêu chính là: (1) Xây dựng được cơ sở khoa học về quá trình hình thành, phát triển và vai trò điều chỉnh cấu trúc lòng dẫn sông của các dạng cù lao trên sông Tiền, sông Hậu. (2) Dự báo được những biến động bất lợi của một số cù lao trọng điểm do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khai thác thượng nguồn gây ra. (3) Định hướng các giải pháp điều chỉnh và ổn định hình thái cù lao trên sông Hậu đoạn qua thành phố Cần Thơ.
Đối với ĐBSCL, sông Tiền và sông Hậu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên lại phụ thuộc rất lớn vào các tác động từ phía thượng nguồn và phía biển. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình thái sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt là ở những đoạn có các cù lao nơi có khả năng diễn ra biến động lớn về hình thái. Mặt khác, nhiều hoạt động đang diễn ra trên ĐBSCL về nông nghiệp, thủy sản, khai thác cát,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến lòng sông. Một khi thế sông thay đổi, tỷ lệ phân nước và chia bùn cát cũng thay đổi, làm cho các đặc tính của các đoạn sông sẽ thay đổi theo. Vì vậy, nhận dạng, đánh giá quá trình phát triển và đề ra các giải pháp chỉnh trị một cách thích hợp là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc đưa ra các giải pháp chỉnh trị để ổn định và điều chỉnh đoạn sông giúp chủ động hơn trong việc phòng tránh sạt lở, bồi lắng lòng sông, xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho ĐBSCL.
Hội thảo đã nghe và thảo luận các nội dung:
- Báo cáo đề dẫn, giới thiệu các nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng diễn biến sạt lở của các cù lao trên sông Tiền và sông Hậu;
- Tình hình hoạt động dân sinh kinh tế xã hội các cù lao trên sông Tiền và sông Hậu;
- Diễn biến chế độ dòng chảy, bùn cát, hình thái trên sông Tiền và sông Hậu;
- Định hướng các giải pháp chỉnh trị và ổn định các đoạn sông có cù lao trên sông Tiền và sông Hậu.
Các đại biểu dự hội thảo đã trao đổi, thảo luận, đánh giá tốt các kết quả đạt được bước đầu của đề tài và góp ý cho các nghiên cứu tiếp theo.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
|
|
|
|
![]() |
![]() |
![]()
|
![]()
|
Tin và ảnh: Phòng Kế hoạch
- Bản tin tuần (từ ngày 30/3 đến ngày 6/4/2023) dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, điều hành cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 22/03/2023 - Dự báo từ ngày 31/03/2023 đến ngày 05/04/2023
- Bản tin tuần "Giám sát và dự báo chất lượng nước vùng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ ngày lấy mẫu 22/03/2023 - Dự báo đến ngày 30/03/2023
- Bản tin tuần (từ ngày 23/3 đến ngày 30/3/2023) dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, điều hành cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu
- Kiến trúc nhà ở nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa