Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Dự báo chuyên ngành > Tình hình sạt lở ĐBSCL
Báo cáo về việc gia tăng sạt lở bờ sông, kênh rạch trong thời gian gần đây tại các tỉnh phía Nam
Sạt lở bờ, dẫn tới sụp đổ nhà cửa xuống sông xảy ra thời gian qua chỉ mang tính cục bộ từng vị trí, từng cụm nhà sát nhau. Nguyên nhân chính là do nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng xây dựng lấn quá nhiều ra mép bờ sông, trong khi kỹ thuật xây dựng nhà, công trình trên nền đất yếu chưa được đảm bảo, không đủ điều kiện ổn định lâu dài.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương và các cơ quan hữu quan, kết quả dự báo sạt lở bờ sông Cửu Long, sông Đồng Nai – Sài Gòn ở các công văn số 318 /VKHTLMN ngày 11 tháng 6 năm 2007; số 323/VKHTLMN ngày 12 tháng 06 năm 2007; số 394 BC/VKHTLMN ngày 03 tháng 07 năm 2007. Tuy vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở bờ sông ở các tỉnh phía Nam trong những ngày qua, Viện đã cử các đoàn cán bộ kỹ thuật đến nhiều điểm sạt lở, từ thực tế cho thấy:
Sạt lở bờ, dẫn tới sụp đổ nhà cửa xuống sông xảy ra thời gian qua chỉ mang tính cục bộ từng vị trí, từng cụm nhà sát nhau. Nguyên nhân chính là do nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng xây dựng lấn quá nhiều ra mép bờ sông, trong khi kỹ thuật xây dựng nhà, công trình trên nền đất yếu chưa được đảm bảo, không đủ điều kiện ổn định lâu dài. Nhà, công trình được xây dựng trên hệ thống cọc tràm, cọc gỗ, cọc bê tông nhỏ và ngắn (mũi cọc chưa đóng tới lớp đất cứng), vì thế, công trình chỉ ổn định tạm thời trong thời gian đầu. Nhưng theo thời gian nhà bị lún dần, trọng tâm nhà bị lệch (xem hình 1.1), khe nứt tại vị trí tiếp giáp giữa nhà và đất mép bờ sông xuất hiện rồi lớn dần (hình 1.2). Vào mùa mưa nước chảy vào khe nứt phá vỡ liên kết đồng thời đất bờ sông bão hoà nước, tăng trọng lượng, khi thủy triều rút cung trượt xuất hiện, kéo theo toàn bộ căn nhà và vùng phụ cận sụp đổ xuống sông (hình 1.3). Hầu hết các đợt sạt lở bờ sông ở các tỉnh phía Nam xảy ra do nguyên nhân này đều tập trung vào đầu mùa mưa (cuối tháng 6 đầu tháng 7) và vào thời kỳ lũ rút (tháng 11, tháng 12).
Qua khảo sát thực tế nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam cho thấy, sẽ còn nhiều đợt sạt lở bờ xảy ra do nguyên nhân này.
Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở xảy ra trong thời gian tới, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam kiến nghị một số giải pháp sau:
+ Ngăn cấm tình trạng xây dựng nhà lấn sâu ra mép bờ sông.
+ Các địa phương tiến hành rà soát lại toàn bộ nhà cửa, công trình hiện hữu xây dựng lấn ra sông, kênh, rạch, hướng dẫn gia cố đảm bảo đủ điều kiện an toàn, đặc biệt là các nhà, công trình xuất hiện vết nứt.
+ Đối với các căn nhà, công trình có tải trọng lớn, có nguy cơ sụp đổ cần tháo dỡ, di dời trong thời gian ngắn nhất có thể.
Trên đây là một số ý kiến của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về vấn đề sạt lở bờ sông kênh rạch ở các tỉnh phía Nam, rất mong Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan hữu quan chỉ đạo thực hiện.

070717_satlogiatang_1.jpg

Hình 1.1 Hiện tượng lún lệch

khiến nhà bị nghiêng

070717_satlogiatang_2.jpg

Hình 1.2 Vết nứt xuất hiện phía trước nhà, trọng tâm nhà dồn về phía sông

070717_satlogiatang_3.jpg

Hình 1.3 Tòan bộ nhà bị xụp xuống sông

070717_satlogiatang_4.1.jpg 070717_satlogiatang_4.2.jpg

Hình 2.1 Sạt lở khu vực kênh Thanh Đa, Tp.HCM và

vết nứt uy hiếp môt số căn nhà phía thượng lưu khu vực sạt lở (01/07/2007)

070717_satlogiatang_5.1.jpg 070717_satlogiatang_5.2.jpg

Hình 2.2 Sạt lở phường Trà Nóc, sông Trà Nóc, Cần Thơ và vết nứt uy hiếp môt số căn nhà xây dựng lấn chiếm lòng sông phía thượng lưu khu vực sạt lở (10/06/2007)

070717_satlogiatang_6.1.jpg 070717_satlogiatang_6.2.jpg
Hình 2.3 Xụp đổ nhà tại xây dựng lấn sông tại phường 9, sông Tiền, thị xã Vĩnh Long uy hiếp môt số căn nhà xây dựng ven sông khu vực sạt lở (10/07/2007)
070717_satlogiatang_7.1.jpg 070717_satlogiatang_7.2.jpg
Hình 2.4 Nguy cơ xụp đổ nhà kè và các vết nứt uy hiếp môt số căn nhà xây dựng ven sông tỉnh Hậu Giang (05/07/2007)
070717_satlogiatang_8.1.jpg 070717_satlogiatang_8.2.jpg
Hình 2.5 Sạt lở do san lấp mặt bằng lấn chiếm bờ sông và nguy sạt lở do chất tải trên sông Sài Gòn, Tp.HCM (16/07/2007)








Các tin Tình hình sạt lở ĐBSCL khác
Ngày 27/12/2017 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức hội thảo khoa học giữa kỳ sau 18 tháng thực hiện đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam giới thiệu thông tin mới cập nhật về Sạt lở và sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam kính gửi " Báo cáo thực trạng xói lở, bồi lắng và công trình chống xói lở trên hệ thống sông kênh rạch, bờ biển đồng bằng sông Cửu Long và định hướng các giải pháp bảo vệ, ổn định lâu dài ".
Hiện nay, ngoài những khu vực trọng điểm sạt lở trên hệ thống sông kênh rạch ở ĐBSCL và trên hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn  như đã báo cáo trước đây, các tỉnh ở thượng nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp vẫn có nguy cơ bị sạt lở cao, do ảnh hưởng của lũ nhiều hơn so với các tỉnh chịu ảnh hưởng triều là chính. Đặc biệt là do tác động của lũ lớn năm 2011 gây ra.
Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa lũ năm 2007 trên khu vực các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1-5/5 tin
Liên kết web