Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
Đánh giá cao nỗ lực của Bến Tre với cam kết đến năm 2023, tỉnh không còn tình trạng nhiễm mặn, Thủ tướng đặt vấn đề: Bao giờ các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long không còn nhiễm mặn.
Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới.

 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau. Cùng tham gia với đoàn công tác có lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết về tình hình dịch COVID-19, khẳng định dịch đang trong tầm kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Gần đây, có du khách từ nước ngoài về, gây lây nhiễm bệnh nhưng đã được khoanh lại, cách ly y tế, điều trị. Ngày 7/3, khi phát hiện ca dương tính với COVID-19, một số cá nhân đã tạo không khí thiếu thốn hàng hóa giả tạo, có người có động cơ không tốt, mua vét hàng hóa.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, chúng ta đã và sẽ cung cấp đầy đủ hàng hóa, lương thực, thực phẩm ở các tỉnh, thành, nhất là các thành phố lớn, không để thiếu thốn mặt hàng nào, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty làm hết sức mình, cung cấp mọi nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống nhân dân.

 

Thủ tướng thị sát công trình chống ngập mặn tại huyện Châu Thành,

tỉnh Bến Tre.   Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự báo năm nay tình hình diễn biến gay gắt hơn năm 2016. Do đó, từ tháng 9/2019, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn, vì thế đến nay, đã hạn chế tối đa thiệt hại, như chỉ đạo cấy sớm vụ Đông Xuân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây lúa ở vùng có khả năng nhiễm mặn. Diện tích lúa bị thiệt hại khoảng 39.000 ha, chỉ bằng 9,6% so với năm 2016 (có trên 405.000 ha lúa bị thiệt hại). Đây là thành công quan trọng. Tuy nhiên, dự báo tình hình gay gắt hơn năm 2016 nên mức thiệt hại gây ra còn lớn.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các biện pháp trước mắt và căn cơ, lâu dài để phòng chống hạn, mặn. Trước hết là thảo luận các biện pháp giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt cho người dân, “đây là yêu cầu cấp bách, không thể chậm hơn”. Thứ hai là hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế - xã hội ở khu vực, đặc biệt là tại 5 tỉnh đã phải công bố tình huống khấn cấp về xâm nhập mặn (Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang).

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đề xuất giải pháp công trình và phi công trình trên tinh thần Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu và “trong giai đoạn 2021-2025, có công trình cấp bách nào cần làm sớm”. Không chỉ  đề xuất giải pháp mà cần liên hệ trách nhiệm, xem còn có sự chậm trễ hay không.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát một số công trình phòng chống hạn, mặn ở tỉnh Bến Tre, gồm đập tạm chặn dòng Ba Lai (đoạn huyện Châu Thành) nhằm ngăn nước mặn từ biển lấn vào đất liền, tạo tuyến kênh chứa nước ngọt và cống An Hiệp, công trình vừa hoàn thành toàn bộ vào tháng 2/2020, vượt tiến độ 3 tháng.

Đập tạm chống ngập mặn tại Ba Lai, Châu Thành, Bến Tre. 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12/2019 và liên tục tăng cao cho đến nay, hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL (trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ).

Trong tháng 2/2020, xâm nhập mặn tăng cao từ ngày 8/2 đến 16/2/2020, với ranh mặn 4 g/l tại vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 100-110km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6 km; vùng cửa sông Cửu Long từ 66-75km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-10 km.

Đối với tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn bao phủ toàn bộ phạm vi của địa phương, trong các kỳ triều cường, hầu như không có nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 3, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt đợt từ ngày 7/3 đến 15/3/2020 ở cửa các sông Cửu Long. Cụ thể tại các cửa sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây), phạm vi ảnh hưởng sâu nhất từ 100-110 km, sông cửa Tiểu, cửa Đại, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 60 km, sông Hàm Luông khoảng 78 km, sông Hậu khoảng 70 km…

Trong thời gian tiếp theo của mùa khô, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường; do các hồ chứa ở thượng nguồn chưa tăng lượng xả, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 4/2020.

Hiện có khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn, mặn về nước sinh hoạt (tổng số hộ dân bị gặp khó khăn năm 2015-2016 là 210.000 hộ). Các hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt đang được các địa phương tăng cường giải pháp để cung cấp đủ nước.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ cập nhật thông tin về cuộc làm việc này.

                                                                                     Theo nguồn: Đức Tuân - baochinhphu.vn

Các tin Tin tổng hợp khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.Hội nghị được tường thuật trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, fanpage Thông tin Chính phủ, truyền hình VTC và truyền hình của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và truyền hình TPHCM
Tới thời điểm này, nông nghiệp là một trong những ngành được thừa hưởng, làm được nhiều việc từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong Nghị quyết 120.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhất là với Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu được ban hành cuối năm 2017.
Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng" đã đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững, tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện.
Cụ thể, điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Ngày 18/2, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL về định hướng nông nghiệp ĐBSCL
Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 350.000 ha lúa đông xuân, dự kiến đến hết tháng 2-2021 thu hoạch 550.000 ha. Hiện thương lái thu mua khoảng 6.800 – 7.000 đồng/kg lúa chất lượng cao; từ 7.000 – 7.500 đồng/kg lúa thơm; từ 7.500 – 8.000 đồng/kg đối với nếp… Với giá này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha.
Sáng ngày 28/01/2021 Quận ủy Quận 5 long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho PGS.TS.Trương Văn Bình – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 vào chiều nay, 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Ngày 20/6/2020, tại tỉnh Long An, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, mùa khô năm 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
13-24/158 tin
Liên kết web