Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Hoạt động NCKH > Tin hoạt động NCKH
Nghiệm thu đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo và giải pháp giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau

 

Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu dự báo và giải pháp giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán đảo Cà Mau" do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện, GS.TS Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm đề tài, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu chính thức vào ngày 28/01/2019 (theo Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số 273/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Hội đồng nghiệm thu gồm 7 thành viên, do GS.TSKH Nguyễn Ân Niên (Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh) làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa ghọc công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 2 Ủy viên phản biện là PGS.TS Nguyễn Hồng Quân (Viện Tài nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và TS Lê Xuân Bảo (Cơ sở 2, Đại học Thủy lợi). Các Ủy viên còn lại đến từ Phân Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường.

Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện, đồng thời là chủ nhiệm đề tài. Về phía cơ quan thực hiện đề tài là Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng; PGS.TS. Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng; lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Thủy công Thủy lực; lãnh đạo các đơn vị chức năng của Viện và các cán bộ khoa học khác.

GS.TS Tăng Đức Thắng, chủ nhiệm đề tài đã thay mặt các thành viên thực hiện đề tài báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài sau 4 năm thực hiện.

Mục tiêu đề tài:

- Dự báo được sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy vùng Bán đảo Cà Mau;

- Đề xuất được giải pháp tổng thể (công trình, phi công trình) nhằm giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán đảo Cà Mau.

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá chế độ chất lượng nước hiện trạng và nguyên nhân gây ô

nhiễm trên vùng nghiên cứu trên cơ sở số liệu khảo cứu thực tế (đo đạc, thu thập) và tính toán mô phỏng;

Dự báo được sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy ứng với các kịch bản gây ô nhiễm khác nhau, từ đó đưa ra các tác động đến việc nuôi trồng thủy sản (vùng thuận lợi, vùng có nguy cơ tiềm năng ô nhiễm cao);

Đề xuất được quy trình dự báo ô nhiễm phục vụ cho dự báo thường

xuyên trong tương lai;

Đề xuất được các giải pháp tổng thể (công trình, phi công trình) kiểm soát, giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm, phục vụ hiệu quả cho nuôi trồng thủy sản cho vùng Bán đảo Cà Mau.

Các kết quả chính đã đạt được và những đóng góp của đề tài bao gồm:

1) Đã tổng quan được tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, hiện trạng thủy lợi,... liên quan đến phát thải ô nhiễm vùng BĐCM;

2) Đã tính toán được thải lượng các nguồn xả thải:

3) Đã khảo cứu, làm rõ thêm hiện trạng chất lượng nước, ô nhiễm vùng nghiên cứu thông qua một số đợt khảo sát của đề tài và khảo cứu từ các nguồn số liệu khác;

4) Đã xây dựng được mô hình toán chất lượng nước dựa trên phần mềm MIKE11 Ecolab, với một số đặc điểm sau:

- Phạm vi:

- Khả năng mô phỏng: Chất lượng nước; Lan tuyền các nguồn nước ô nhiễm (theo nồng độ thể tích các nguồn nước ô nhiễm); Lan truyền mầm bệnh thủy sản;

5) Đã xây dựng được quy trình dự báo lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy, gồm hai loại: (i) chỉ tiêu chất lượng nước; và (ii) nồng độ thể tích (tỷ lệ nguồn nước) của từng nguồn nước thải;

6) Đã tích hợp mô hình dự báo lan truyền ô nhiễm với mô hình xâm nhập mặn (hiện đang là công cụ dự báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho ĐBSCL;

7) Đã nghiên cứu đề xuất mạng lưới quan trắc phục vụ cho việc dự báo lan truyền ô nhiễm vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển ĐBSCL;

8) Đã dự báo lan truyền ô nhiễm cho các nhóm năm điển hình (nhiều, vừa và ít nước) để tham khảo cho công tác quản lý vận hành các vùng nuôi trồng thủy sản;

9) Sơ bộ dự báo lan truyền ô nhiễm cho năm 2019; lan truyền mầm bệnh ở một số vùng nuôi điển hình;

10) Đã đề xuất được một số giải pháp cải thiện ô nhiễm chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản, cụ thể là:

- Giải pháp quản lý xả các nguồn nước thải;

- Giải pháp bố trí hệ thống công trình để kiểm soát nước;

- Giải pháp vận hành công trình để hạn chế nước bẩn lan truyền vào vùng thủy sản.

Kết quả đề tài đã góp phần giải quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại. Các

kết quả đã cho thấy khả năng lớn của mô hình toán trong việc giải quyết bài toán lan truyền ô nhiễm nói chung và BĐCM nói riêng. Việc cập nhật bổ

sung nghiên cứu trong tương lai là rất cần thiết, sẽ mở ra một triển vọng lớn

cho hướng tiếp cận dự báo trong tương lai và ngày càng đáp ứng được yêu

cầu cho sản xuất.

Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể để đề nghị đề tài sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm sau nghiệm thu để giao nộp sản phẩm cho các cơ quan quản lý theo quy chế quản lý khoa học công nghệ.

Phát biểu kết luận phiên họp Hội đồng, GS.TSKH Nguyễn Ân Niên, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả đề tài, nêu rõ đề tài đã thực hiện khối lượng nghiên cứu lớn. Đã tính toán được các yếu tố lan truyền ô nhiễm khác nhau. Tuy nhiên kết quả tính toán này mới chỉ thực hiện được trong dòng chảy kênh sông (theo mục tiêu đặt hàng đề tài), chưa thực hiện cho không gian nội đồng. Kết quả tính toán đã đưa ra các phương án trong tương lai gần, có tác động của khai thác thượng lưu. Cần xét thêm tác động của các yếu tố khác như gia tăng hạn, việc xây dựng các công trình mới của đồng bằng... Đề tài cũng cần xét thêm vấn đề thích nghi trong nuôi trồng thủy sản. Hội đồng cũng đề nghị đề tài bổ sung các phân tích rủi ro, thực hiện chi tiết hơn các quy trình dự báo, quy trình đo đạc. Hội đồng nghiệm thu kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét và cho phép một phần kết quả đã rõ của đề tài được chuyển qua thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù; một số nội dung sâu cần nghiên cứu tiếp kiến nghị được thực hiện ở cấp Quốc gia.

Kết quả đánh giá của Hội đồng: 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề tài ở mức Đạt (trong đó có 2 phiếu đánh giá ở mức xuất sắc) theo quy chế đánh giá nghiệm thu đề tài ban hành theo Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Độc giả tham khảo thêm thông tin về đề tài tại đây

                                                             Tin, ảnh: Phòng KH

 

Các tin Tin hoạt động NCKH khác
Ngày 26 tháng 3 năm 2021, tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện KH Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, Mã số: KC.08-25/16-20 “Nghiên cứu diễn biến nguồn nước, chất lượng nước và đề xuất các giải pháp khai thác thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro thiên tai (hạn mặn) vùng nuôi thủy sản, trồng trọt ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” , Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, GS.TS. Tăng Đức Thắng làm chủ nhiệm.
Ngày 25 tháng 3 năm 2021, tại tại Trường Đại học Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu, Viện KH Thủy lợi miền Nam phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN Tây Nam Bộ “Nghiên cứu sử dụng phế thải, phụ phẩm từ rơm, rạ, trấu, thân cây để chế tạo vật liệu nhẹ, cấu kiện bảo vệ sông rạch thân thiện với môi trường tại ĐBSCL” Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, PGS. TS. Nguyễn Phú Quỳnh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam làm chủ nhiệm.
Ngày 28 tháng 10 năm 2020, tại Thành phố Cần Thơ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai Mã số: KC.08-30 “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể cải thiện và bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, ThS. Phạm Thế Vinh làm chủ nhiệm.
Ngày 4 tháng 9 năm 2020, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, Mã số: KC.08-30 .
Tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sáng 26/6/2020, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì Hội thảo khoa học đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu tác động bất lợi của biến đổi hình thái lòng dẫn và hạ thấp mực nước hệ thống sông Cửu Long”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng đã tham dự, và phát biểu ý kiến tại hội thảo.
Ngày 12-6, Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang phối hợp Tổng Cục phòng Chống Thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tổ chức Hội thảo giới thiệu công nghệ “Đê giảm sóng kết cấu rỗng” bảo vệ bờ biển tỉnh Tiền Giang và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ngày 29/11/2019, tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh ứng phó với hạn hán trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ”, do TS. Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm.
Ngày 14 tháng 11 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo tổng kết Đề tài Độc lập: Nghiên cứu đánh giá tổng thể quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển bền vững vùng ven biển.
Ngày 4/10/2019 tại Hội trường Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Khoa học Công nghệ Thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, đây là một đợt sinh hoạt học thuật lớn ở miền Nam chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Viện.
Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống xói lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện.
Diễn biến dòng chảy mùa lũ những năm gần đây có những biến động lớn, đặc biệt từ khi các hồ thủy điện Trung Quốc với tổng dung tích hữu ích 22,7 tỷ m3 đi vào vận hành đã làm giảm đáng kể dòng chảy mùa lũ về hạ lưu.
13-24/63 tin
Liên kết web