Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Hội thảo đầu kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”
Ngày 26 tháng 7 năm 2022, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo khoa học Lần 1 xin ý kiến tham vấn các nội dung nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được của đề tài khoa học cấp Tỉnh “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, TS. Tô Quang Toản làm chủ nhiệm.

Tới dự Hội thảo có Ông Huỳnh Trường Vĩnh – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, PGS.TS. Nguyễn Phú Quỳnh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, GS.TS. Tăng Đức Thắng – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; TS. Nguyễn Đình Vượng – Trưởng phòng Kế hoạch, Thư ký Hội đồng khoa học Viện, lãnh đạo đơn vị trực thuộc và các cán bộ khoa học tham gia đề tài thuộc Viện và các đơn vị phối hợp.

Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, Cty TNHH MTV cấp nước Hậu Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Nông nghiệp và PTNT của các huyện trong tỉnh (huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A), Báo Hậu Giang…..

Hội thảo đã nghe TS. Tô Quang Toản - Chủ nhiệm đề tài và đại diện nhóm cán bộ thực hiện đề tài trình bày 1 báo cáo đề dẫn định hướng nghiên cứu các nội dung và 2 báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu của đề tài.

Giới thiệu tổng quan về đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”;

Những vấn đề về liên quan đến nước vùng ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng.

Một số giải pháp tiết kiệm nước, giảm phụ thuộc vào nước ngọt đã và đang được áp dụng ở vùng ĐBSCL, bài học kinh nghiệm.

Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Tây Sông Hậu, có địa hình trũng thấp nhất khu vực, chịu ảnh hưởng của cả 02 chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây nên là vùng dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn và thiếu nguồn ngọt. Mặc dù đã được đầu tư hệ thống thủy lợi Ô Môn-Xà No khá hoàn chỉnh và hiện nay là hệ thống cống Cái Lớn – Cái Bé, tuy nhiên do ảnh hưởng của khai thác phát triển thượng lưu ngày một gia tăng và tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang làm cho nguồn nước ngọt về Hậu Giang trong các tháng mùa khô có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, xâm nhập mặn gia tăng. Thời gian vừa qua mặn đã xâm nhập sâu vào trong nội vùng của tỉnh (điển hình các đợt hạn - mặn mùa khô 2015-2016 và 2019 -2020), nước từ thượng nguồn về ít dẫn đến nguồn nước ngọt về trên hệ thống sông và kênh rạch trong tỉnh đã bị xuống thấp và sẽ có khả năng ngày càng thấp hơn ở những năm cực đoan, do đó rất cần phải có các giải pháp tích trữ nước ngọt để chủ động được với tình hình hạn hán - xâm nhập mặn về mùa khô hàng năm.

Để đảm bảo chủ động nguồn nước ngọt cho sản xuất, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã thực hiện nhiều biện pháp, như chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm phụ thuộc vào nước ngọt, tuy nhiên các vùng sản xuất trồng rau màu, cây ăn trái vẫn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cả nước sinh hoạt cho người dân về mùa khô, vì vậy cần phải đánh giá đầy đủ tiềm năng nguồn nước mặt, đề xuất các giải pháp trữ nước ngọt hợp lý, hiệu quả mà trước hết là xem xét toàn diện mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh, đánh giá biến động nguồn nước ngọt thượng nguồn về Hậu Giang, thực trạng chất lượng môi trường nước trên sông kênh, từ đó đề xuất các giải pháp tạo nguồn trữ nước ngọt có căn cứ khoa học để sử dụng cho mùa khô,... 

Trước bối cảnh đó, cần phải tiến hành nghiên cứu, để tìm ra các giải pháp quản lý nước ngọt phù hợp phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp và dân sinh hiệu quả trong tương lai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng và khai thác thượng nguồn đang diễn biến ngày càng bất lợi,… từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó hợp lý, kịp thời, mang tầm chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước của tỉnh Hậu Giang trước thách thức tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm.   

Đại diện các cơ quan quản lý ở địa phương và các nhà khoa học, các chuyên gia tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý về các nội dung và sản phẩm khao học của đề tài. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là cơ sở để Ban chủ nhiệm Đề tài và nhóm nghiên cứu hoàn hiện tốt nhất các sản phẩm theo đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang.

Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 12g00 cùng ngày./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

                               Tin và Ảnh: Phòng Kế hoạch

 

Các tin Tin hoạt động viện khác
Tại buổi thăm và làm việc với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chiều tối ngày 3/8, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã bày tỏ và ghi nhận những kết quả mà Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (gọi tắt là Viện - PV) đã đạt được trong thời gian qua và gửi lời chúc mừng tới cán bộ, nhân viên, các nhà khoa học của Viện nhân Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (19/8/1978 - 19/8/2023) tới đây.
Ngày 08/07/2023 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Trần Ký với tên đề tài: Xây dựng mô hình toán lan truyền nước phèn tại vùng Tứ Giác Long Xuyên và áp dụng xem xét một số tác động đến sản xuất trong vùng; Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước; Mã số: 9 58 02 12
Ngày 04/04/2023 tại Cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao bằng Tiến sĩ kỹ thuật đợt I năm 2023 cho 02 tân tiến sĩ: Vũ Văn Hiếu (Quyết định 698/QĐ-VKHTLVN ngày 21/11/2022 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ) và Đỗ Đắc Hải (Quyết định 46/QĐ-VKHTLVN ngày 31/01/2023 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ).
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến trên nền tảng Zoom meeting. Chủ trì Hội nghị, đoàn chủ tịch gồm: PGS.TS. Trần Bá Hoằng – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng; ThS. Đỗ Đắc Hải - Chủ tịch Công đoàn Viện.
Thực hiện kế hoạch tổng kết theo Thông báo hướng dẫn của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ngày 26/12/2022 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
Ngày 13 tháng 12 năm 2022, tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh “Đánh giá, dự báo chế độ dòng chảy (lưu lượng, mực nước, chất lượng nước) và diễn biến bồi xói tuyến sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh” do Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, PGS.TS. Trần Bá Hoằng làm chủ nhiệm.
Ngày 23 tháng 11 năm 2022, tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp công nghệ chống xói lở để bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Viện KH Thủy lợi miền Nam là cơ quan chủ trì thực hiện, TS. Đỗ Đắc Hải làm chủ nhiệm.
Ngày 21/10/2022 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Đỗ Đắc Hải với tên đề tài: Nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp khai thác nước hợp lý cho vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long Chuyên ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước; Mã số: 9 58 02 12
Ngày 07/10/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng”, Mã số: ĐTĐL.CN-07/17 do ThS. NCS. Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm đề tài, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì thực hiện.
Ngày 06/10/2022 Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia để đánh giá kết quả đề tài KHCN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tôm - lúa vùng ven biển Tây đồng bằng sông Cửu Long”, Mã số: ĐTĐL.CN-20/18 do ThS.NCS. Doãn Văn Huế làm chủ nhiệm đề tài.
Ngày 06/10/2022, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN) tổ chức Hội thảo khoa học, báo cáo tiến độ thực hiện dự án DECIDER - Các chiến lược cho thiết kế lộ trình thích ứng và phát triển tích hợp, đánh giá và quản trị các biện pháp giảm thiểu rủi ro do ngập lụt gây ra trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị tại Hội trường Văn phòng đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 135 Pasteur, Quận 3, TP.HCM.
Ngày 8/9/2022, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam PGS.TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia thuộc các Trường Đại học Chuo, Hokkaido và chuyên gia JICA – Nhật Bản do Ông Tadashi Yamada – Giáo sư Trường Đại học Chuo làm trưởng đoàn. Cùng tham dự buổi làm việc có GS.TS. Tăng Đức Thắng – nguyên Viện trưởng, GS.TS. Lê Mạnh Hùng - nguyên Viện trưởng, lãnh đạo Phòng HTQT, lãnh đạo Phòng Kế hoạch và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Viện.
13-24/225 tin
Liên kết web