Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin hoạt động viện
Hội thảo Quốc tế thảo luận các kịch bản phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội thảo Quốc tế nhằm thảo luận các kịch bản phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tham dự Hội thảo, về phía Quốc tế có các Giáo sư ở trong và ngoài nước, chuyên gia về mô hình toán thủy lực, chuyên gia nông nghiệp và xã hội học đến từ 3 trường đại học Southampton, Hull và Exeter – Vương Quốc Anh: Prof. Craig Hutton; Prof. Stephen Darby; Prof. Andrew Nicolas, PGS. TS. Phạm Văn Đăng Trí, Đại học Cần Thơ.…

 Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Ông Vũ Viết Hưng Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình; Đại diện các cơ quan thuộc Bộ như: Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO), Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam; Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam; Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phía Nam; Trường Đại học Thủy lợi – cơ sở 2; Viện kỹ thuật Biển;

Về phía lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL có Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Ông Đào Anh Dũng Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ. Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu; Lãnh đạo và chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu; Sở Khoa học công nghệ Long An; Lãnh đạo và chuyên viên Chi cục thủy lợi các tỉnh: TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang; UBND một số huyện vùng ven biển ĐBSCL;

Về phía các nhà khoa học có các giáo sư đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi: GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên; GS.TS. Nguyễn Tất Đắc; GS.TS Lê Mạnh Hùng, GS.TS.Tăng Đức Thắng và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học thủy lợi, nông nghiệp tham dự.

Về phía cơ quan chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học thuộc Viện.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Hàng năm, ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng gạo xuất khẩu, hơn 70% sản lượng trái cây và 60% sản lượng thủy sản. Đồng bằng đang đứng trước những thách thức lớn do các tác động từ thượng nguồn và từ phía biển, ngoài ra sự phát triển nội tại trên chính đồng bằng hiện cũng đang và sẽ có rất nhiều biến động. 

 Hội thảo đã nghe Giáo sư Craig Hutton - Trường đại học Southampton trình bày về 4 Kịch bản/Mô hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL:

  1. Phát triển thâm canh bền vững – dựa vào cộng đồng /hợp tác xã (HTX);

  2. Kinh tế thương mại - thâm canh bền vững;

  3. Sản xuất thâm canh kỹ thuật cao – cấp cộng đồng/ HTX;

  4. Kinh tế thương mại- thâm canh kỹ thuật cao;

Đại diện các cơ quan và các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý về các kịch bản/ mô hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL cho hiện tại và tới năm 2050. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là tiền đề để các chuyên gia Quốc tế đưa ra các hoạch địch chính sách, chiến lược cho ĐBSCL trước các thách thức hiện nay.

Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 11g30 cùng ngày./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

                    Tin: Phòng Kế hoạch
                 Ảnh: Trung tâm NC Phát triển Hạ tầng kỹ thuật Nông thôn

 

Các tin Tin hoạt động viện khác
Tham dự buổi làm việc, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam có PGS.TS Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng phụ trách lĩnh vực Đào tạo và Hợp tác quốc tế; lãnh đạo và cán bộ các Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên nước, Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường và Sinh thái, Phòng Kế hoạch.
Ngày 29/3/2019 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ kỹ thuật (cấp Viện) cho nghiên cứu sinh Ngô Đức Trung với đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi một số đặc trưng cơ lý của đất yếu Tp. Hồ Chí Minh theo các lộ trình ứng suất dỡ tải trong tính toán hố đào sâu”.
Ngày 22/2/2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 với trên 160 cán bộ tham dự.
Ngày 13/02/2019 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao bằng Tiến sĩ kỹ thuật năm 2018 cho NCS. Phạm Văn Tùng, theo Quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ số 664/QĐ-VKHTLVN ngày 11/9/2018 và NCS. Nguyễn Đình Vượng, theo Quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ số 906/QĐ-VKHTLVN ngày 11/11/2018 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Ngày 22/01/2019, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí của Viện và Viện Kỹ thuật Biển nhân dịp mừng Xuân Kỷ Hợi 2019.
Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Nghiên cứu giải pháp, công nghệ chống xói lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện.
Thực hiện kế hoạch tổng kết theo hướng dẫn tại công văn số 957/VKHTLVN-KHTH ngày 23/11/2018 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ngày 27/12/2018 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Ngày 26/12/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sỹ kỹ thuật (cấp Viện) cho nghiên cứu sinh Trần Thái Hùng với đề tài “Nghiên cứu động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá trên vùng khan hiếm nước”.
Diễn biến dòng chảy mùa lũ những năm gần đây có những biến động lớn, đặc biệt từ khi các hồ thủy điện Trung Quốc với tổng dung tích hữu ích 22,7 tỷ m3 đi vào vận hành đã làm giảm đáng kể dòng chảy mùa lũ về hạ lưu.
Wcanal phần mềm trong môi trường Windows bằng ngôn ngữ Delphi, công cụ chuyên dụng phục vụ tính toán thiết lập bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và hoàn công tuyến kênh, mương cấp thoát nước. Tương thích và khá phù hợp cho kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các thông số được xác định là các tham số độ cứng: mô đun cát tuyến E50 và mô đun dỡ tải Eur trong các thí nghiệm ba trục thoát nước. Thí nghiệm nén ba trục được thực hiện cho lớp bùn sét ở độ sâu 4-6 m và 12-14 m, lớp sét yếu trong phạm vi 18-20 m và 24-26 m theo điều kiện thoát nước có dỡ tài và gia tải lại.
61-72/211 tin
Liên kết web