công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Đến dự hội thảo, về phía đơn vị tổ chức có PGS. TS. Nguyễn Phú Quỳnh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, TS. Nguyễn Đình Vượng – Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Thư ký Hội đồng Khoa học Viện KHTLMN, TS. Lâm Vừ Thanh Nội – Phó Phòng Đào tạo và HTQT – Trưởng nhóm triển khai dự án DECIDER tại Viện KHTLMN, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Viện và các cán bộ tham gia thực hiện dự án.
Về phía các đơn vị phối hợp đến dự có các chuyển gia đến từ Đại học Munich (LMU): GS. TS. Matthias Garschagen – Trưởng dự án DECIDER, TS. Liang Emlyn Yang, TS. Mark Fleischhauer, và một số thành viên tham gia thực hiện dự án đến từ Trường đại học Munich, Cộng hoa Liên bang Đức.
Đến dự hội thảo lần này còn có đại diện của các Cơ quan quản lý Nhà nước, các Viện nghiên cứu, Trường đại học có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và nghiên cứu các vấn đề ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác như: TS. Đặng Thanh Lâm – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, TS. Phạm Văn Tùng – Viện trưởng Viện Kỹ thuật Biển, TS. Trần Quang Vân – Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính – Trường đại học Kinh tế Luật (UEL); và đại diện, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm chuyên môn đến từ Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Phòng Nghiên cứu Phát triển và Quan hệ cộng đồng – Sở Xây dựng TP. HCM, Phòng quản lý đô thị Quận 8, đại diện Chi cục Phòng chống thiên tai miền Nam,... đã đến tham dự hội thảo.
Mục tiêu của dự án DECIDER là xây dựng một đánh giá tổng hợp về các xu hướng rủi ro trong tương lai dưới góc độ của tác động của biến đổi khí hậu, tăng trưởng đô thị và biến động kinh tế xã hội cũng như đánh giá, so sánh các biện pháp tiềm năng để giảm thiểu nguy cơ ngập lụt. Hội thảo khoa học lần này là dịp để các thành viên thực hiện dự án báo cáo các kết quả thực hiện trong thời gian vừa qua, qua đó giới thiệu đến các nhà khoa học, các nhà quản lý về ngập lụt công cụ DTS nhằm hỗ trợ các nhà quy hoạch về chống ngập lụt và quy hoạch đô thị, những người ra quyết định, các công ty tư vấn và các tổ chức phi chính phủ trong việc thiết kế các lộ trình thích ứng bằng cách cung cấp và đánh giá các thông tin về số liệu dân cư, nguy cơ ngập lụt, những nơi xung yếu, các lựa chọn điều chỉnh, khung pháp lý, chi phí và một số các tính năng khác.
Trong buổi làm việc, sau khi TS. Nguyễn Đình Vượng đại diện cơ quan tổ chức hội thảo phát biểu khai mạc, Hội thảo đã nghe GS. Matthias Garschagen – trưởng dự án trình bày tổng quan về các mục tiêu và kết quả đã đạt được của dự án. Sau đó, TS. Mark Fleischhauer đã đại diện nhóm nghiên cứu giới thiệu và trình bày công cụ hỗ trợ ra quyết định (DST) và nền tảng bản đồ trực tuyến (WMP) đến toàn thể đại biểu đến tham dự hội thảo.
Sau khi nghe trình bày kết quả đã được nhóm chuyên gia triển khai dự án DECIDER giới thiệu, các đại biểu đều đánh giá rất cao hiệu quả và có khả năng ứng dụng rất lớn của công cụ hỗ trợ ra quyết định trên nền tảng bản đồ trực tuyến có thể mang lại. Các nhà khoa học, các kỹ thuật viên của các cơ quan quản lý Nhà nước có thể sử dụng DST như là một cơ sở để đưa ra quyết định trong việc quản lý và ứng phó với tác động của ngập lụt độ thị tại TPHCM.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đến tham dự mong muốn dự án tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo với việc kết hợp các công trình thủy lợi kiểm soát mặn, triều cường sẽ được hoàn thiện của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới đây, áp lực của tập trung dân số ở thành phố với các nguy cơ ô nhiễm môi trường, thay đổi cơ sở hạ tầng ứng với các quy hoạch phát triển,… triển khai dự án tương tự ở các khu vực khác, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Một số hình ảnh của hội thảo:
TS. Mark Fleischhauer trình bày công cụ hỗ trợ ra quyết định và nền tảng bản đồ trực tuyến |
GS. Matthias Garschagen – Trưởng dự án DECIDER giới thiệu tổng quan về các mục tiêu và kết quả đã đạt được của dự án
|
Tin: Phòng Kế hoạch ; Ảnh: P. HTQT |
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu