công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Đây là Dự án được Chính phủ nước Cộng hoà liên bang Đức tài trợ thông qua tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) với chủ đầu tư là Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Cục QLĐĐ và PCTT).
Viện KHTLMN đã phối hợp với Viện thuỷ lực Saint Vernant, Pháp, các trường đại học của Vương quốc Anh: ĐH Southampton, ĐH Hull, ĐH Newcastle, trường ĐH Carlifornia Berkerly Mỹ để thực hiện gói thầu “Xây dựng kế hoạch và tài liệu tập huấn duy trì ổn định hình thái sông vùng ĐBSCL” – gọi tắt là RGSPLan
Đến dự hội thảo lần này, về phía chủ đầu tư có ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Cục trưởng Cục QLĐĐ và PCTT, Ông Marc Goichot – Đại diện của WWF – Châu Á Thái Bình Dương, ông Hà Huy Anh – Quản lý dự án IKI Sand – Việt Nam.
Về phía đơn vị thực hiện gói thầu có: PGS.TS Nguyễn Nghĩa Hùng – Phó Viện trưởng Viện KHTLMN, GS Kim Đan Nguyễn – Viện thuỷ lực Pháp, PGS.TS Đinh Công Sản và nhóm triển khai thực hiện gói thầu.
Ngoài ra đến dự gói thầu còn có đại diện của các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư của 9 tỉnh dọc sông vùng ĐBSCL.
Mục tiêu của dự án IKI Sand là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững khu vực ĐBSCL. Trong đó mục tiêu của gói thầu RGSPlan là đưa ra các khuyến nghị về khai thác cát trên quan điểm đảm bảo ổn định hình thái sông vùng ĐBSCL, xác định các vị trí vẫn có thể khai thác cát với khối lượng nằm trong tầm kiểm soát và cảnh báo cụ thể các rủi ro về xói lở.
Trong buổi hội thảo, Ông Nguyễn Văn Tiến đã phát biểu khai mạc hội thảo. Hội thảo đã nghe PGS. TS Đinh Công Sản – đại điện Viện KHTLMN trình bày các kết quả của gói thầu và đề xuất các khu vực có thể khai thác cát cũng như các giải pháp duy trì ổn định hình thái sông vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó đại diện Viện vật liệu xây dựng – Vụ xây dựng trình bày nghiên cứu về 8 vật liệu thay thế cát khả thi cho vùng ĐBSCL.
Sau khi nghe trình bày các kết quả đã đạt được, các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả và tính cấp thiết của nghiên cứu để phục vụ cho việc quản lý khai thác cát hiệu quả cho địa phương. Kết thúc hội thảo, các đại biểu tham dự mong muốn dự án sẽ tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo và triển khai cho toàn ĐBSCL, đặc biệt là vào các kênh rạch nối trực tiếp ra sông Tiền và sông Hậu.
Một số hình ảnh của hội thảo:
Tin và Ảnh: Trung tâm NC Chỉnh trị sông và Phòng chống Thiên tai
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu