Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Hội thao viên chức, người lao động - năm 2025 - Kỷ niệm 47 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Đảng bộ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Tin tức > Tin hoạt động viện
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 40 năm xây dựng và phát triển (19/8/1978 - 19/8/2018)
Trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển, hoạt động của Viện luôn luôn đồng hành với sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn, gắn với định hướng chiến lược phát triển thủy lợi ở các tỉnh phía Nam của Bộ. Trải qua các chặng đường phát triển, với các tên gọi và vị trí, chức năng thay đổi khác nhau, nhưng tổ chức Viện đã được hoàn thiện dần và lớn mạnh theo từng giai đoạn. Viện luôn là một trong những cơ quan khoa học công nghệ của Bộ tiên phong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh phía Nam.

 Quá trình thành lập và hoàn thiện tổ chức Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Năm 1978, được sự đồng ý của Bộ Thủy lợi (cũ), Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi đã cử một tổ công tác biệt phái vào miền Nam để tìm hiểu các vấn đề về khoa học thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long như cải tạo đất chua phèn, đất nhiễm mặn, tưới tiêu cho cây trồng, chỉnh trị sông và bảo vệ bờ, xây dựng công trình trên nền đất yếu v.v…Trên cơ sở các kết quả tiền trạm, tiền đề của việc thành lập một tổ chức khoa học công nghệ thủy lợi ở miền đất mới sau khi đất nước thống nhất đã được xác định, ngày 19/8/1978 Bộ Thủy lợi đã ra Quyết định thành lập Phân Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam trực thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi, sau đó phát triển thành Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam bộ trực thuộc Bộ (1990), và chuyển thành Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam từ năm 1997 đến nay. Năm 1996, khi Nhà nước sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, Viện được công nhận là một trong 42 Viện nghiên cứu khoa học trong cả nước.

Từ tháng 5/2007, do yêu cầu nhiệm vụ mới, Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam được tổ chức, sắp xếp lại thành Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo Quyết định số 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là một trong những Viện thành viên lớn nhất trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển, hoạt động của Viện luôn luôn đồng hành với sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn, gắn với định hướng chiến lược phát triển thủy lợi ở các tỉnh phía Nam của Bộ. Trải qua các chặng đường phát triển, với các tên gọi và vị trí, chức năng thay đổi khác nhau, nhưng tổ chức Viện đã được hoàn thiện dần và lớn mạnh theo từng giai đoạn. Viện luôn là một trong những cơ quan khoa học công nghệ của  Bộ tiên phong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh phía Nam.

(Xem file chi tiết đính kèm)

Các tin hoạt động viện khác
Diễn biến dòng chảy mùa lũ những năm gần đây có những biến động lớn, đặc biệt từ khi các hồ thủy điện Trung Quốc với tổng dung tích hữu ích 22,7 tỷ m3 đi vào vận hành đã làm giảm đáng kể dòng chảy mùa lũ về hạ lưu.
Wcanal phần mềm trong môi trường Windows bằng ngôn ngữ Delphi, công cụ chuyên dụng phục vụ tính toán thiết lập bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và hoàn công tuyến kênh, mương cấp thoát nước. Tương thích và khá phù hợp cho kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các thông số được xác định là các tham số độ cứng: mô đun cát tuyến E50 và mô đun dỡ tải Eur trong các thí nghiệm ba trục thoát nước. Thí nghiệm nén ba trục được thực hiện cho lớp bùn sét ở độ sâu 4-6 m và 12-14 m, lớp sét yếu trong phạm vi 18-20 m và 24-26 m theo điều kiện thoát nước có dỡ tài và gia tải lại.
Trên cơ sở phân loại các mạch lộ, những mô hình đã được áp dụng và kết hợp với các công nghệ thu gom nước dưới dất, đề xuất các dạng mô hình thu gom khai thác bền vững nguồn nước mạch lộ phục vụ cho đồng bào dân tộc thuộc các vùng cao, vùng khan hiếm nước trên địa bàn Tây Nguyên.
Nam Trung Bộ là vùng có lượng mưa hàng năm phân bố không đều theo không gian và thời gian, chính vì vậy gần như năm nào cũng thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
Nghiên cứu bước đầu về kiểm kê và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông điển hình phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng phó với hạn hán, đi sâu nghiên cứu về dự báo nguồn nước phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2017 - 2018 trên lưu vực sông Lũy, sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận.
Để phục vụ công tác thủy nông có khoa học và tự động hóa, việc nghiên cứu động thái ẩm trong đất trồng luôn được quan tâm bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất thiết bị và cả những người nông dân trực tiếp sản xuất.
Bài viết giới thiệu tổng quan cống tự động vùng triều Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm 2000 trở về trước, và giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu cho cống vùng triều theo yêu cầu Nghị quyết 120 của Chính phủ, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và biến đổi khí hậu.
Được sự đồng ý của các cơ quan quản lý đề tài, ngày 11/12/2018 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo khoa học cuối kỳ của đề tài. Hội thảo được tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng công thức đánh giá khả năng khả năng triết giảm sóng của đê giảm sóng kết cấu rỗng và phân tích sự biến đổi hình dạng phổ sóng trước và sau công trình tại khu vực nước nông của rừng ngập mặn dựa trên thí nghiệm mô hình vật lý 2D trong máng sóng.
Kết quả mô phỏng cho thấy với khu vực cửa sông độ mặn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bồi lắng và đẩy bùn cát ra biển. Ngoài khu vực ven bờ thì sóng là yếu tố chính chi phối quá trình vận chuyển bùn cát.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình vận chuyển bùn cát khu vực cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long sử dụng mô hình toán 3 chiều Delft 3D. Kết quả mô phỏng cho thấy lượng bùn cát đổ ra biển chủ yếu trong mùa lũ trên 90% và bồi lắng tại trước cửa sông.
Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ hơn nhận định đó, đồng thời cho thấy việc khai thác cát quá mức, xây đập thượng nguồn, sẽ có những tác động lớn đến quá trình ổn định và phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.
Bài báo này trình bày kết quả tính toán sóng, nước dâng do bão bằng phương pháp mô hình toán, gồm kết hợp các mô hình họ Mike (mô hình 1D - Mike 11, mô hình 2D - MIKE21/3 Coupled).
Ngày 3.12 và 4.12, Đoàn công tác của Quốc Hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đã thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2016-2020. Sau đó Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sạt lở tại hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Đoàn kiểm tra sạt lở có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và lãnh đạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
248 tin/bài
Liên kết web