công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Dự án được tài trợ bởi Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Cộng hòa liên bang Đức (BMBF) và được triển khai trong ba năm, từ năm 2019 đến năm 2022.
Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà quản lý và nhiều nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước bao gồm các chuyên gia về mô hình thủy lực, quản lý tài nguyên nước, kiểm soát ngập lụt đô thị, viễn thám, môi trường, xã hội học, phân tích kinh tế.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Ông Phạm Quốc Hưng Phó Vụ Trưởng Vụ Nguồn Nước và Nước Sạch Nông Thôn; PGS .TS. Tô Văn Thanh Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ như: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển, Cục Quản lý Xây dựng Công trình Phía Nam (B2). Về phía Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam, cơ quan đồng tổ chức hội thảo có sự tham gia của GS.TS. Nguyễn Tất Đắc, GS.TS Lê Mạnh Hùng, Phó Viện Trưởng Nguyễn Nghĩa Hùng, và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Viện. Ngoài ra còn có đại diện các cơ quản lý nhà nước và các viện nghiên cứu tham dự hội thảo, bao gồm Chi cục Quản lý Tài nguyên Nước Phía Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
Về phía đối tác Đức có sự tham gia của các trường đại học Munich (LMU), Cologne, Hanover và Viện Nghiên cứu về Phát triển Bền Vững và Bảo vệ Khí Hậu (ThINK).
Hội thảo đã nghe Giáo sư Tiến sĩ Matthias Garschagen (LMU) giới thiệu tổng quan về dự án, khối lượng công việc chính sẽ được triển khai trong thời gian 3 năm, các kết quả mong muốn đạt được. Bên cạnh đó, các nhà khoa khọc đã trình bày 9 báo cáo tại Hội thảo liên quan đến hiện trạng ngập lụt và giải pháp kiểm soát, thích ứng với ngập lụt tại TpHCM như sau:
1. Mô hình thủy lực áp dụng cho kiểm soát lũ lụt đô thị tại khu vực phía nam Việt Nam.
2. Các giải pháp công trình để kiểm soát lũ lụt tại TP HCM
3. Quy hoạch đô thị, phát triển và chống ngập tại TP HCM
4. Giới thiệu chung về dự án DECIDER
5. Xây dựng đô thị và các kiểu hình thái đô thị ở TP HCM
6. Kịch bản xu hướng trong tương lai về các tác động, tổn thương đánh giá các lựa chọn các giải pháp thích ứng cho TP HCM
7. Mô hình các tác động của ngập lụt lên địa bàn TP HCM
8. Tác động ngập lụt và thích ứng cho các công ty và doanh nghiệp tại TP HCM
9. Xác định và kiểm định công cụ hỗ trợ ra quyết định cho TP HCM
Đại diện các cơ quan và các nhà khoa học tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, góp ý về các kịch bản/ mô hình giảm thiểu ngập lụt đô thị ở TP HCM cho hiện tại và trong tương lai. Các ý kiến thảo luận góp ý, trao đổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại buổi Hội thảo là tiền đề để các chuyên gia Quốc tế đưa ra các kế hoạch nghiên cứu cụ thể, các giải pháp thích ứng, hoạch địch chính sách, chiến lược cho TP HCM trước các thách thức hiện nay.
Sau Hội thảo, Trường đại học LMU và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã ký kết hợp đồng thực hiện dự án nhằm triển khai những hợp tác nghiên cứu trong tương lai
Hội thảo đã kết thúc thành công vào lúc 12g30 cùng ngày./.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu