Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
2020 có nguy cơ hạn, mặn khốc liệt
Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đến kiểm tra tình hình hạn, mặn ở tỉnh Bạc Liêu.

 

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung thông tin về tình hình hạn, mặn, xây dựng cống Âu thuyền Ninh Quới đến Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, dự báo mùa khô năm 2020 sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn khá gay gắt.

Tỉnh này đã xuống giống vụ lúa Đông Xuân hơn 47.000 ha. Nếu tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2020 diễn ra bất lợi như năm 2015-2016 thì khoảng 5.400 ha sẽ thiếu nước ngọt, năng suất giảm, tăng chi phí chống hạn…

Về nuôi trồng thủy sản, nếu mặn xâm nhập sớm, do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung, độ mặn sẽ tăng cao vượt quá ngưỡng tăng trưởng của tôm, dự kiến có trên 9.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại.

“Dự báo thời gian căng thẳng, khó khăn cho diện tích trồng lúa và nuôi tôm sẽ bắt đầu từ tháng 3/2020”, UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định.

Bên cạnh đó, trong thời gian khô hạn kéo dài, mực nước ngầm (chủ yếu cấp nước sinh hoạt) có xu hướng hạ thấp, sẽ khó khăn trong việc bơm hút, khai thác nước không đạt công suất, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều hộ dân.

Sau khi nghe tỉnh Bạc Liêu báo cáo tình hình hạn, mặn trên địa bàn tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho rằng, mùa khô năm nay nguy cơ hạn, mặn có thể khốc liệt hơn năm 2015-2016.

Tuy nhiên, năm nay ngành nông nghiệp có kế hoạch, chương trình... cảnh báo sớm nên có thể kịp thời ứng phó với tình hình này.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu địa phương theo dõi sát tình hình, trong đó có diện tích xuống giống lúa của tỉnh.

 

Cống Âu thuyền Ninh Quới được xem là một công trình trọng điểm của ngành NN&PTNT.

 

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công trình cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, công trình cống Âu thuyền Ninh Quới hoàn thành đúng thời điểm hạn, mặn bắt đầu hoành hành khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng có ý nghĩa lớn.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các ngành chức năng liên quan sớm hoàn chỉnh quy trình, quản lý cống Âu thuyền Ninh Quới để chuyển giao cho tỉnh Bạc Liêu, để vận hành một cách hiệu quả nhất./.


                                                                                                                                Theo nguồn: dantri.com.vn

Các tin tổng hợp khác
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Ngày 20/6/2020, tại tỉnh Long An, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, mùa khô năm 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là vùng biển Đông trong thời gian qua bị xói lở nghiêm trọng. Vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có nhiều giải pháp bảo vệ bờ chống xói lở được thực hiện. Một trong những giải pháp đó là đê giảm sóng kết cấu rỗng - một công nghệ mới với nhiều ưu điểm đã được áp dụng thành công cho khu vực bờ biển Cồn Cống (Tiền Giang).
Trước diễn biến khốc liệt của hạn, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, chính quyền nhiều tỉnh đã đề xuất một số giải pháp phòng chống như: xây dựng các hồ chứa nước ngọt quy mô lớn, hồ chứa trên các nhánh sông, hồ chứa nội đồng...
Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới.
Phải đẩy nhanh tiến độ thi công, làm 3 ca trong ngày, đảm bảo đúng và vượt tiến độ, để đưa các công trình phòng chống hạn, mặn vào sử dụng càng sớm càng tốt.
Ngày 18/10/2019, tại tỉnh Hậu Giang, Tổng cục Thủy lợi tổ chức Hội thảo đánh giá công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh chủ trì hội thảo. Đây là một trong các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức vào cuối năm 2019
Đây là quyết sách trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một lần nữa mặc dù trước đó đã cung ứng một lượng vốn rất lớn cho khu vực này nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Từ ngày 14÷15/8/2019, tại Bình Thuận, Tổng cục Thủy lợi đã tiến hành kiểm tra thực địa việc triển khai thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh ứng phó với hạn hán trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện.
Chiều ngày 05/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai (BCĐ) đã đi kiểm tra tình hình sạt lở và công tác khắc phục tại tuyến đê Biển Tây, tỉnh Cà Mau
Hôm nay (18/6), tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH, sáng 18/6/2019, tại TP. HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn chuyên đề quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL.
Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì Hội thảo với Bộ trưởng có ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Quý 3 năm nay, các công trình thuộc dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 bắt đầu triển khai xây dựng. Dự án này khi hoàn thành sẽ mang lại lợi ích đa chiều cho người dân nhiều tỉnh thành.
Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng, những năm qua, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn chưa được ngăn chặn, ổn định đời sống và sản xuất của người dân
Liên kết web