Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên với làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập nhất là đối với hạ tầng cơ sở.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dự kiến tổng kinh phí cho công tác quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM lên đến trên 11,5 ngàn tỷ đồng.
Nước thải đang là vấn đề nan giải của nước đang phát triển như Việt Nam. Việc xử lý và thu phí nước thải hợp lý, trang trải được các chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng là vấn đề bức xúc đang được thảo luận. Phí nước thải đóng góp một phần quyết định vào vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay phí nước thải của Việt Nam đang còn ở mức rất thấp. Chỉ có tăng phí nước thải thì mới bảo vệ được môi trường.
Hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ trong hệ thống sông/kênh thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau trong môi trường, đó là các quá trình biến đổi lý, hóa, sinh tức là thay đổi do quá trình tải, khuếch tán/phân tán hoặc do quá trình chuyển hóa. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu quá trình biến đổi hàm lượng ô nhiễm hữu cơ trong hệ thống thủy lợi vùng ảnh hưởng triều – cụ thể là hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn (Rạch Tra – Vàm Thuật).
Bài viết trình bày một số nhận xét về tác động của hệ thống đê bao, bờ bao hiện trạng đối với hiệu quả kiểm soát lũ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững vùng ngập lũ ĐBSCL.
Để làm quy hoạch bờ bao vùng ngập lũ ĐBSCL, phải lấy kết quả tính toán thủy lực làm điểm xuất phát và cũng chính kết quả tính toán thủy lực sẽ là cơ sở để đánh giá, kiểm tra phương án bao.
Hệ thống tiêu nước thải và nước mưa của đô thị không những phức tạp về mặt tính toán mà cả về mặt môi trường. Khi không mưa nước thải hoặc qua hệ thống cống rãnh đổ ra kênh rạch rồi tiêu ra sông lớn, hoặc có hệ thống cống thu gom (như ở dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM) thì khi chưa có biện pháp xử lý nước tập trung cũng được bơm trực tiếp ra sông lớn để pha loãng.
Bình Thuận là tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ, ít mưa nhiều nắng, gió với đặc điểm nổi bật là đất cát và đồi cát ven biển chiếm một diện tích khá lớn (khoảng 16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Do đặc điểm về khí hậu khô hạn cộng với trình độ dân trí thấp và hạn chế về kinh tế, vùng đất cát của tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nguồn nước tưới, nước cho sinh hoạt, hiện tượng sa mạc hóa, cát nhảy, cát bay (bão cát) đang là mối đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng ngàn con người.
Ninh Thuận được cả nước biết đến như là một vùng có khí hậu khắc nghiệt. Trong các tháng về mùa khô, nắng nóng kéo dài, tình hình hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh diễn ra hết sức gay gắt và thường xuyên. Phần lớn dân cư trong tỉnh sinh sống chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là việc khai thác có hiệu quả tài nguyên nước phục vụ sản xuất và dân sinh trên các vùng sinh thái ở miền Trung, đã đặt ra cho hệ thống công trình thủy lợi nói chung, hồ sinh thái nói riêng trong thời gian tới những nhiệm vụ to lớn
Phân vùng sinh thái có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân định địa lý tự nhiên, không gian môi trường, xác định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Bài này đi sâu phân vùng sinh thái theo quan điểm thủy lợi – tài nguyên nước, cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở miền Trung.
Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả bước đầu lập quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã đăng tóm tắt bản quy hoạch này trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 9/3/2008 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân thành phố.
Sau một thời gian thực hiện khẩn trương, dự án “Qui hoạch thủy lợi chống ngập úng cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, do Bộ Nông nghiệp &PTNT chủ trì đã đi đến những công đoạn sau cùng. Nhân dịp này, phóng viên báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (KHTLMN), cơ quan được Bộ Nông nghiệp &PTNT giao chủ trì tổ chức thực hiện dự án này...
Liệu TP Hồ Chí Minh sau khi thực hiện quy hoạch thủy lợi chống ngập có hết ngập lụt không?
Ngày 11/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và TP. Hồ Chí Minh về việc xây dựng Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. HCM.
Liên kết web