Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
Sống với hạn mặn, cần nhiều giải pháp
Trước diễn biến khốc liệt của hạn, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, chính quyền nhiều tỉnh đã đề xuất một số giải pháp phòng chống như: xây dựng các hồ chứa nước ngọt quy mô lớn, hồ chứa trên các nhánh sông, hồ chứa nội đồng...

* Giải khát hạn mặn: Nước xuống mừng hết biết mừng!

* Thêm 150.000 lít nước từ TP.HCM về với bà con vùng hạn mặn

* Năm 2021 sẽ có giống lúa chịu mặn trồng được trên biển

Người dân tại xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) tranh thủ bơm phần nước còn sót lại để cứu vườn đậu xanh đang “khát” do khô hạn

                                         Ảnh: CHÍ QUỐC

"Chiến lược quan trọng nhất đối với ĐBSCL là chủ động thích nghi, hay nói khác là thích nghi có kiểm soát, làm chủ tình huống khi bất lợi xảy ra".  GS.TS Tăng Đức Thắng

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh các đề xuất này, GS.TS Tăng Đức Thắng - nguyên viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện là ủy viên hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu - cho rằng thay vì làm hồ, "chúng tôi đang nghiên cứu những giải pháp thay thế, chẳng hạn các tuyến chuyển nước bằng chính hệ thống kênh kết hợp trạm bơm chuyền trên đồng bằng và các giải pháp công trình, tích hợp với các giải pháp phi công trình khác".

Không nên xây hồ "khủng"

* Nhiều tỉnh ĐBSCL đồng loạt đề xuất làm hồ "khủng" trữ nước chống hạn. Quan điểm của GS ra sao về đề xuất này?

- Việc làm hồ chứa "khủng" đã được Bộ NN&PTNT quan tâm từ nhiều năm nay. Qua phân tích cho thấy vấn đề này còn nhiều khó khăn.

Khi xem xét việc này, tôi thấy có một số vấn đề lớn: một là vùng cần nước ngọt nằm ven biển, rất xa các hồ (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên), khoảng 120 - 150km. Do vậy, nếu chuyển nước sẽ rất khó khăn và tốn kém do khoảng cách xa, địa hình địa vật bị phân cách bằng hệ thống sông kênh chằng chịt và mạng lưới phân phối nước phức tạp. 

Thứ hai, hiệu quả tích nước của hồ rất thấp, do đó rất tốn đất và kinh phí hồ sẽ rất lớn (dù thiết kế chìm, nổi hay hỗn hợp). Thứ ba là quỹ đất hiện nay để làm hồ rất khó khăn. Thứ tư, sinh kế cho người dân vùng hồ (hồ phải làm việc từ tháng 11 đến tháng 3, 4 năm sau và thời gian còn lại trong năm cũng khó khai thác).

Còn nếu làm hồ để tích nước rồi sau đó xả ra sông để giảm mặn thì hiệu quả đẩy mặn cũng rất hạn chế, nghĩa là hiệu quả hồ không cao.

* Một số địa phương còn đề xuất xây dựng hồ chứa trên các nhánh sông, hồ chứa nội đồng, hệ thống ao, hồ theo cụm tuyến dân cư như "giếng làng" để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Liệu đề xuất này có hợp lý, thưa ông?

- Tôi nghĩ khác với hồ chứa "khủng", việc xây dựng các hồ phân tán, cục bộ cho từng vùng khan hiếm nước ngọt cho những mục tiêu thiết yếu, ưu tiên nhất là nước sinh hoạt, kể cả sản xuất sinh lợi lớn là một giải pháp tốt, rất chủ động cho dân sinh. 

Đặc biệt các vùng xa như Cà Mau, các vùng ven biển xa nguồn nước ngọt, các hồ này sử dụng để chứa nước mưa là rất hợp lý, cần được khuyến khích. Từ đó hạn chế được khai thác nước ngầm gây hậu quả lún sụt và ngập diện rộng. Nhà nước nên có chủ trương mạnh mẽ hỗ trợ giải pháp này.

* Một số chuyên gia cho rằng không nên can thiệp quá mức vào tự nhiên ở ĐBSCL và không nên đầu tư nhiều công trình ngăn mặn các cửa sông, cửa biển vì sẽ ảnh hưởng sinh thái. Quan điểm của ông thế nào?

- Tôi cho rằng việc can thiệp vào tự nhiên để hạn chế mặt bất lợi như lũ lớn, mặn xâm nhập diện rộng xảy ra thường xuyên... và phát huy, tận dụng mặt có lợi để phục vụ phát triển là rất cần thiết. Khi can thiệp vào tự nhiên thường là bài toán đánh đổi "được - mất", nhưng cái được nhiều hơn và phải có tính bền vững.

Với ĐBSCL, việc can thiệp vào tự nhiên là cần thiết và chúng ta đã làm từ lâu. Một ví dụ điển hình về can thiệp lớn ở ĐBSCL là phát triển hệ thống kênh mương dày đặc, đa mục tiêu trên toàn đồng bằng, nhờ đó mà có được việc khai thác nguồn đất, nước hiệu quả cao, thông thương thủy bộ như ngày nay.

Thêm ví dụ nữa là vùng dưới của Vĩnh Long và gần nửa tỉnh Trà Vinh (phần giáp Vĩnh Long) hằng năm chỉ chịu xâm nhập mặn vài tháng và cũng không thường xuyên, do đó mặn ở vùng này là điểm hạn chế đối với sản xuất (theo hệ sinh thái ngọt), do đó giải pháp xây cống để kiểm soát mặn, lấy ngọt từ sông là cần thiết và hợp lý.

Cần nhiều giải pháp tổng hợp

* Trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, các tỉnh ĐBSCL cần làm gì để giảm thiểu thiệt hại?

- Rõ ràng ĐBSCL đang đứng trước nhiều sự tác động bất lợi, đang được định hình lại với nhiều đặc điểm tự nhiên khác hẳn so với trước đây, chẳng hạn lũ lớn giảm nhiều, hạn mặn xảy ra thường xuyên hơn, xói lở bờ biển nghiêm trọng đặt chúng ta ở thế chống đỡ.

Trong giai đoạn trước mắt và trung hạn, vấn đề thứ nhất ĐBSCL cần ưu tiên là giải quyết hạn mặn ở các vùng ven biển, trong đó cần tiến hành các nhóm giải pháp sau: tiếp tục các giải pháp tăng cường nguồn nước ngọt cho các hệ thống, các vùng ven biển thiếu nước ngọt; tiếp tục kiểm soát xâm nhập mặn vào các vùng ngọt; thay đổi, điều chỉnh các mô hình sản xuất theo hướng ít sử dụng nước ngọt hơn và tăng cường sử dụng nước mặn lợ, nước mưa; điều chỉnh mềm dẻo lịch sản xuất theo từng mùa, từng năm trong các vùng ven biển, thậm chí trên cả ĐBSCL và quản lý nước, sản xuất hiệu quả hơn.

Để giải quyết vấn đề này, nhiệm vụ dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn, thị trường cả ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng. Trên thực tế, chúng ta đang đi theo tất cả các hướng trên và đã giải quyết hiệu quả. Vấn đề nữa là cần nhanh chóng xử lý ổn định bờ biển, tránh mất đất. Vấn đề này chúng ta cũng đang thực hiện, nhưng cần quyết liệt hơn.

Trong tương lai xa, ĐBSCL đối mặt nhiều vấn đề hơn. Hạn mặn và xói lở bờ biển sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp hơn hiện nay. Thêm vào đó, vấn đề ngập trên phần lớn đồng bằng nhiều khả năng sẽ là trở ngại lớn nhất. Vì thế tôi nghĩ việc đưa ra các giải pháp và bước đi từ bây giờ là cần thiết, trong đó quan trọng nhất là quy hoạch tổng thể và quy hoạch phòng chống ngập.

                                                                                                                      Theo nguồn: Tuoitre online

Các tin tổng hợp khác
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Ngày 20/6/2020, tại tỉnh Long An, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, mùa khô năm 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là vùng biển Đông trong thời gian qua bị xói lở nghiêm trọng. Vấn đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có nhiều giải pháp bảo vệ bờ chống xói lở được thực hiện. Một trong những giải pháp đó là đê giảm sóng kết cấu rỗng - một công nghệ mới với nhiều ưu điểm đã được áp dụng thành công cho khu vực bờ biển Cồn Cống (Tiền Giang).
Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới.
Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đến kiểm tra tình hình hạn, mặn ở tỉnh Bạc Liêu.
Phải đẩy nhanh tiến độ thi công, làm 3 ca trong ngày, đảm bảo đúng và vượt tiến độ, để đưa các công trình phòng chống hạn, mặn vào sử dụng càng sớm càng tốt.
Ngày 18/10/2019, tại tỉnh Hậu Giang, Tổng cục Thủy lợi tổ chức Hội thảo đánh giá công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh chủ trì hội thảo. Đây là một trong các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức vào cuối năm 2019
Đây là quyết sách trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một lần nữa mặc dù trước đó đã cung ứng một lượng vốn rất lớn cho khu vực này nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Từ ngày 14÷15/8/2019, tại Bình Thuận, Tổng cục Thủy lợi đã tiến hành kiểm tra thực địa việc triển khai thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh ứng phó với hạn hán trên các lưu vực sông vùng Đông Nam Bộ” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện.
Chiều ngày 05/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai (BCĐ) đã đi kiểm tra tình hình sạt lở và công tác khắc phục tại tuyến đê Biển Tây, tỉnh Cà Mau
Hôm nay (18/6), tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH, sáng 18/6/2019, tại TP. HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn chuyên đề quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL.
Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì Hội thảo với Bộ trưởng có ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Quý 3 năm nay, các công trình thuộc dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 bắt đầu triển khai xây dựng. Dự án này khi hoàn thành sẽ mang lại lợi ích đa chiều cho người dân nhiều tỉnh thành.
Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng, những năm qua, Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, tuy nhiên, tình hình sạt lở vẫn chưa được ngăn chặn, ổn định đời sống và sản xuất của người dân
Liên kết web