Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2025 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết thách thức về nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Hội thảo Quốc tế -Tuần Lễ Môi Trường và Biến Đổi Khí Hậu tại Việt Nam 2025 (Tuần lễ MTT Việt Nam) Vietnam Environmental and Climate Change Engagement Week 2025 (MTT Week 2025) Công đoàn Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức họp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh : Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm việc với Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh Mời tham gia khảo sát Dự án “Trao quyền thay đổi: Tiếp cận toàn diện để hành động vì khí hậu, phát triển bền vững và chuyển đổi hành vi dành cho nữ học giả tại TP. Hồ Chí Minh” Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong”
Tin tức > Tin tổng hợp
Phóng sự ảnh: Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng với 'đất chín rồng’
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhất là với Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu được ban hành cuối năm 2017.

Ngày 27/6/2016, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn ĐBSCL 2016, với nội dung chủ yếu thảo luận về các thách thức và cơ hội đối với ĐBSCL trước biến đổi khí hậu, tìm giải pháp giúp ĐBSCL phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm cảng quốc tế Long An ngày 16/10/2016. Cảng quốc tế Long An được kỳ vọng là cầu nối đưa hàng hóa ĐBSCL ra thế giới.

Ngày 6/2/2017, tại Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam. Dẫn lại câu nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau”, Thủ tướng đã đề nghị các đại biểu cùng thảo luận về các giải pháp phát triển ngành tôm để đạt mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm một cơ sở chế biến tôm tại địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 5/2/2017.

Ngày 14/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các cánh đồng mẫu trồng các giống lúa mới của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, Tập đoàn Lộc Trời tại An Giang. Tại đây, Thủ tướng cho rằng lúa gạo vẫn là sản phẩm chiến lược của Việt Nam nhưng nếu không có khoa học công nghệ thì khó có thể có những giống lúa có năng suất, chất lượng cao, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

 

Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai mạc Ngày hội Bến Tre – Đồng khởi khởi nghiệp 2017. Tại đây, Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến thế hệ trẻ và rất muốn đồng hành cùng thế hệ thanh niên - nguồn lực, tài nguyên hiện tại và tương lai của đất nước.

 

Ngày 26/9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát các tỉnh ĐBSCL bằng máy bay trực thăng.

Ngày 27/9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ. Thủ tướng nhắc tới hai chữ vàng “Thuận thiên” trên thanh gươm huyền thoại của người anh hùng dân tộc Lê Lợi để khái quát quan điểm, giải pháp phát triển bền vững cho ĐBSCL trước những thách thức khắc nghiệt.

Ngày 18/12/2017, tại tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Phát triển thị trường cho ngành rau-củ-quả và giải pháp phát triển hệ thống Logistics phục vụ nông nghiệp-nông thôn. Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng cho rằng, ngành rau quả Việt Nam có tiềm năng rất lớn và vừa qua đã có tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng bên cạnh đó cần phải cải thiện nhanh chóng hơn dịch vụ logistics trong chuỗi giá trị ngành hàng rau-củ-quả nói riêng và nông sản nói chung.

Sau khi dự Diễn đàn về rau-củ-quả và logistics phục vụ nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi, nói chuyện với các thành viên hội quán Thuận Tân, Tân Quê (xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh), nơi nổi tiếng với các đặc sản xoài, nhãn. Đây còn là mô hình đang làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tôm Bạc Liêu, ngày 30/1/2018.

Sáng 27/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nhân sự kiện làm việc với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về công tác phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông và sản xuất vụ đông xuân 2019-2020.

Ngày 8/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát công trình chống ngập mặn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Ngày 23/9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình nông nghiệp 'trái mùa nghịch vụ' ứng phó hạn mặn của ông Mai Văn Âu, xã Hiệp Đức, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Tại đây, Thủ tướng đánh giá cao mô hình sản xuất của bà con nông dân và yêu cầu cần có nghiên cứu tầm quốc gia về việc chống ngập mặn tại các tỉnh ĐBSCL.

 

 

Ngày 4/1/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ. Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ nằm trong tổng thể trục đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và là một bộ phận của trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, góp phần giải quyết nhu cầu vận tải khi tuyến Quốc lộ 1 đã quá tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh của các tỉnh ĐBSCL

                                                                            Theo nguồn: chinhphu.vn (Quang Hiếu)

Các tin tổng hợp khác
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện Bộ ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương khu vực ĐBSCL đã bấm nút khánh thành cống Cái Lớn - Cái Bé.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tóm tắt tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận trong phát triển vùng ĐBSCL là “tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, thích ứng chủ động, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công - tư, đời sống chất lượng”.
Cát bị khai thác quá mức dẫn tới các nhánh sông bị xói mòn, mỗi năm hai bên bờ sông mất khoảng 500 ha, làm Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi hình dạng.
6 cống trữ ngọt, ngăn mặn dọc sông Tiền được đầu tư, tổng kinh phí hơn 840 tỷ đồng, hoàn thành cuối năm 2023, được tỉnh Tiền Giang khởi công ngày 8/1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.Hội nghị được tường thuật trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, fanpage Thông tin Chính phủ, truyền hình VTC và truyền hình của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và truyền hình TPHCM
Tới thời điểm này, nông nghiệp là một trong những ngành được thừa hưởng, làm được nhiều việc từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong Nghị quyết 120.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.
Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng" đã đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững, tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện.
Cụ thể, điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Ngày 18/2, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL về định hướng nông nghiệp ĐBSCL
Đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 350.000 ha lúa đông xuân, dự kiến đến hết tháng 2-2021 thu hoạch 550.000 ha. Hiện thương lái thu mua khoảng 6.800 – 7.000 đồng/kg lúa chất lượng cao; từ 7.000 – 7.500 đồng/kg lúa thơm; từ 7.500 – 8.000 đồng/kg đối với nếp… Với giá này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha.
Sáng ngày 28/01/2021 Quận ủy Quận 5 long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho PGS.TS.Trương Văn Bình – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 vào chiều nay, 23/9, tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “bằng mọi cách chúng ta phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra”.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Cống kiểm soát triều Cây Khô đã hoàn thiện phần xây dựng và chuẩn bị các công tác lắp đặt cửa van.
Liên kết web