Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin nổi bật
Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng Đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức tại Cần Thơ Video giới thiệu dự án IODA_LMB: “Đánh giá tích hợp khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Hạ lưu sông Mekong” Hoạt động Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024) và 14 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 – 20/10/2024). Hội thảo cuối kỳ Đề tài khoa học cấp Tỉnh: Nghiên cứu xâm nhập mặn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn và nguồn nước thời hạn dài phục vụ sản xuất và dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biên giới Tân Châu Lễ công bố Quyết định và trao tặng bằng Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thao viên chức, người lao động - Kỷ niệm 46 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hội thảo khoa học Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp, công nghệ tích trữ nước phân tán phục vụ vùng cây ăn quả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ biển, kiên quyết di dời dân cư ra khỏi vùng xung yếu
Tin tức > Tin tổng hợp
Tích hợp quy hoạch thủy lợi chống ngập vào quy hoạch chung của TP.HCM
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, thực hiện chủ trương của thành phố, Sở đang xây dựng phương án rà soát lại tổng thể quy hoạch thủy lợi của thành phố, bao gồm quy hoạch thủy lợi chống ngập và quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 10/2008, đã chia thành 3 vùng kiểm soát nước, gồm vùng 1 là khu vực bờ hữu sông Sài Gòn, vùng 2 là bờ tả sông Sài Gòn và vùng 3 là khu vực huyện Cần Giờ.

Lâu nay, trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch nói trên, thành phố mới chỉ tập trung vào vùng 1 và vùng 2, còn vùng 3 chưa được quan tâm lắm. Do đó, trong việc rà soát các quy hoạch thủy lợi của thành phố, sẽ quan tâm tới khu vực Cần Giờ.

Ngoài ra, qua những lần kiểm tra, cơ quan chức năng của TP.HCM nhận thấy một số cửa rạch tuy nhỏ nhưng cũng cần có có giải pháp về mặt công trình để tạo nên sự đồng bộ, khép kín cho toàn khu vực. Vì khi chưa khép kín thì hiệu quả chống ngập úng không đạt được như mong muốn.

Một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành nông nghiệp thành phố khi rà soát lại quy hoạch thủy lợi chống ngập úng là nghiên cứu, phối hợp với Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, vì Ban này đang được giao nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống hoát nước TP.HCM. Sự phối hợp giữa 2 bên nhằm mục tiêu kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch thoát nước đô thị và quy hoạch thủy lợi, qua đó tạo sự kết nối giữa tiêu thoát nước và chống ngập úng.

 

Một cống ngăn triều ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Sơn

Cống ngăn triều Phú Định. Ảnh: Thanh Sơn

Ông Hoàng cho biết, việc rà soát là cơ sở để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM vào trong quy hoạch chung về phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến 2045.

Về việc rà soát nói trên, theo PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, gần đây Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch. Theo Luật này, phải tập hợp tất cả quy hoạch vào một quy hoạch chung về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của vùng hoặc thậm chí liên vùng.

Trong việc chống ngập úng ở TP.HCM, một mình ngành thủy lợi hay một mình ngành xây dựng không thể chống ngập được cho thành phố, mà phải là sự kết hợp của rất nhiều ngành. Ví dụ như ngành kiến trúc, xây dựng tiến hành quy hoạch không gian đô thị một cách phù hợp nhất để đảm bảo được thoát nước đô thị theo phương châm: đầu tiên là chôn nước, sau đó đến giữ nước rồi mới đến thoát nước. Như vậy, không gian đô thị ấy phải giảm diện tích bê tông hóa để có chỗ thấm nước, giữ nước; phải có hồ trữ nước, hồ điều hòa, kênh, cống.

Ở khâu thoát nước đô thị ra kênh, ngành xây dựng, cơ quan quản hạ tầng đô thị, ngành giao thông phải quản lý, thực hiện thật tốt, đảm bảo cho nước thoát ra kênh một cách tốt hất. Ngành thủy lợi có giải pháp để nước từ kênh đi ra sông lớn đảm bảo mực nước không quá cao để nước có thể thoát ra được.

Hay liên quan đến các lưu vực tiêu nước. Trong một số đợt ngập úng mới đây ở TP.HCM, nước ngập ở đường Tô Ngọc Vân chảy rất mạnh, rất xiết. Nguyên nhân là độ dốc kéo dài từ vùng bắc của Thủ Đức về đến đường Tô Ngọc Vân, khiến cho nước đổ dồn rất mạnh về con đường này.

Vì vậy, PGS,TS Nguyễn Phú Quỳnh cho rằng, để giải quyết tình trạng nước ngập trên đường phố chảy rất mạnh rất xiết, rất nguy hiểm như vậy, phải tiến hành khoanh các cái lưu vực tiêu theo hướng đảm bảo tính độc lập tương đối của từng lưu vực. Tức là mỗi một kênh, một cụm kênh hoặc một cụm rạch được khoanh lại thành một lưu vực tiêu có tính độc lập sao cho nước ở vùng cao thì thoát ra lưu vực tiêu của vùng cao, nước ở vùng thấp thoát ra lưu vực tiêu ở vùng thấp. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng nước ở vùng cao chảy xuống vùng thấp gây ra những dòng chảy rất mạnh, rất xiết trên đường phố như đã xảy ra ở đường Tô Ngọc Vân.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, thủy lợi đóng vai trò không thể thiếu trong chống ngập úng khu vực TP.HCM, nhưng phải có sự kết hợp với các ngành khác trong công việc này. Chính vì vậy, việc tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM vào quy hoạch chung về phát triển kinh tế, xã hội của thành phố là hoàn toàn đúng đắn.

                                                                                               Theo nguồn: nongnghiep.vn

Các tin tổng hợp khác
Công tác dự báo là giải pháp mềm cần được thúc đẩy trong phòng, chống thiên tai.
Sáng 11/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông.
Quan điểm phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL là phục vụ chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nước ngọt, nước mặn, nước lợ đều là tài nguyên. Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động sống chung với lũ, nước lợ, nước mặn. Tổ chức chủ động “hành động sớm” các kịch bản ứng phó.
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng ngày 4/10/2023, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết cụm nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo vệ bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng 3/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức “Hội thảo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai”
Các địa phương miền Tây đang tập trung bảo vệ hàng triệu ha vụ lúa Đông Xuân, cây ăn quả... Trước diễn biến hạn mặn đến sớm, diễn biến phức tạp như năm 2016.
Sáng 14-9, tại TP Cần Thơ đã diễn ra "Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông mùa 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Tọa đàm 'Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông' diễn ra hôm nay, 19/12, tại Cần Thơ.
Chương trình vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện.
Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu những chia sẻ đặc biệt của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhằm phần nào phác họa bức tranh thủy lợi Việt Nam.
Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, trong 3 năm (2018–2020) thiệt hại hơn 200 tỷ đồng do sạt lở tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau. 
Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, các thành viên Chính phủ tiếp tục phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Ngày 12-13/10/2022, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có chuyến khảo sát và làm việc với tỉnh Bến Tre về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 7/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến các Bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các địa phương, các doanh nghiệp thuộc khu vực phía Nam về các định hướng xây dựng Luật tài nguyên nước sửa đổi, cũng như các nội dung cụ thể của Dự thảo Luật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Hội thảo.
167 tin/bài
Liên kết web