Khoa học
công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Tin tức > Tin tổng hợp
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt - Nghiên cứu khoa học là dấn thân
Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, các thành viên Chính phủ tiếp tục phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, bản chất nghiên cứu khoa học là tính mới, tính rủi ro và có độ trễ. Nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm vào các vấn đề, lĩnh vực mới, một hướng nghiên cứu không thành công cũng là đóng góp có giá trị, các nghiên cứu được triển khai trong nhiều giai đoạn, nhiều kết quả nghiên cứu thành công vẫn cần tiếp tục được đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực xã hội để phát huy trong thực tế. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ trong bối cảnh cân đối chi ngân sách nhà nước còn khó khăn, chi thường xuyên cho khoa học công nghệ vẫn luôn được Quốc hội thông qua trung bình khoảng 0,79% tổng chi ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng cho biết, mặc dù hoạt động công nghệ là hoạt động có nhiều tính đặc thù, bản chất nghiên cứu khoa học là có tính mới, tính rủi ro, có độ trễ, các nghiên cứu khoa học triển khai trong nhiều giai đoạn và nhiều kết quả nghiên cứu thành công còn cần tiếp tục được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, hoặc nguồn lực của xã hội để phát huy trong thực tế. Thời gian vừa qua, Bộ đã cố gắng hình thành một hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phản ánh được tình hình, kết quả hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu của đất nước, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển khoa học công nghệ từng thời kỳ. 

Trong giai đoạn vừa qua, đóng góp của ngành khoa học công nghệ vào sự phát triển kinh tế- xã hội có thể được đánh giá gián tiếp thông qua một số chỉ tiêu bao gồm: Chỉ số đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp GDP vào tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao… Các chỉ tiêu này trong giai đoang 2016-2020 đều có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước. 

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, từ năm 2013 đến nay, hàng năm Bộ công bố Sách trắng về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và các tổ chức liên quan xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương, tổ chức đánh giá, thử nghiệm tại một số địa phương nhằm đo lường năng lực, kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương, qua đó đánh giá được mối tác động giữa các hoạt động khoa học công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội từng vùng.

Bộ trưởng cho biết, khoảng 10 năm trước, kinh phí hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách (70-80%). Đến nay, đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ 52 và 48%. Đến năm 2030, tỷ trọng này được kỳ vọng đạt 30/70 như các nước tiên tiến.

Về Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thuế, giai đoạn 2015-2021, có gần 1.300 lượt doanh nghiệp trích lập quỹ, với số tiền hơn 23.000 tỷ đồng, trong đó số sử dụng 14.000 tỷ đồng (chiếm 60%). Tuy vậy, việc trích lập và sử dụng quỹ có vướng mắc, như tỷ lệ trích lập chưa phù hợp với cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không có doanh nghiệp FDI nào trích lập quỹ, cho thấy cơ chế khuyến khích trích lập và sử dụng chưa đủ hấp dẫn. Quy định hiện nay không cho phép sử dụng quỹ để mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quy định về quản lý quỹ cũng không phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngoài ra, thủ tục hành chính trong kiểm soát chi của quỹ chưa linh động và chưa phù hợp với đặc thù; thủ tục mua sắm phục vụ nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện theo dự án đầu tư, chưa phù hợp với đặc thù tính mới, hiếm, kịp thời, rủi ro cao của hoạt động này.

Để tháo gỡ một phần khó khăn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư năm 2022 hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Thông tư đã bãi bỏ các quy định cứng nhắc, không đúng với tinh thần tôn trọng vai trò tự chủ của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn từ quỹ. Nhằm khuyến khích hơn nữa doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ nghiên cứu sửa đổi các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; nghị định 95 về cơ chế tài chính và đầu tư cho khoa học công nghệ. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội về cơ chế đặc thù trong mua sắm, đầu tư từ nguồn của quỹ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

                                                                                                Theo nguồn: sromost.gov.vn.

Các tin tổng hợp khác
Quan điểm phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL là phục vụ chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nước ngọt, nước mặn, nước lợ đều là tài nguyên. Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động sống chung với lũ, nước lợ, nước mặn. Tổ chức chủ động “hành động sớm” các kịch bản ứng phó.
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng ngày 4/10/2023, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết cụm nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo vệ bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Sáng 3/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức “Hội thảo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai”
Các địa phương miền Tây đang tập trung bảo vệ hàng triệu ha vụ lúa Đông Xuân, cây ăn quả... Trước diễn biến hạn mặn đến sớm, diễn biến phức tạp như năm 2016.
Sáng 14-9, tại TP Cần Thơ đã diễn ra "Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông mùa 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Tọa đàm 'Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông' diễn ra hôm nay, 19/12, tại Cần Thơ.
Chương trình vinh danh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ 4 được tổ chức sáng 10/12 tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện.
Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu những chia sẻ đặc biệt của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhằm phần nào phác họa bức tranh thủy lợi Việt Nam.
Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, trong 3 năm (2018–2020) thiệt hại hơn 200 tỷ đồng do sạt lở tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau. 
Ngày 12-13/10/2022, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có chuyến khảo sát và làm việc với tỉnh Bến Tre về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 7/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến các Bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các địa phương, các doanh nghiệp thuộc khu vực phía Nam về các định hướng xây dựng Luật tài nguyên nước sửa đổi, cũng như các nội dung cụ thể của Dự thảo Luật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Hội thảo.
Để việc chống ngập úng đạt được hiệu quả cao nhất, TP.HCM đang rà soát để tích hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng vào quy hoạch chung về kinh tế, xã hội.
Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện Bộ ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương khu vực ĐBSCL đã bấm nút khánh thành cống Cái Lớn - Cái Bé.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tóm tắt tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận trong phát triển vùng ĐBSCL là “tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, thích ứng chủ động, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công - tư, đời sống chất lượng”.
165 tin/bài
Liên kết web