công nghệ thủy lợi
phục vụ
phát triển bền vững
Là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của các tác động của tự nhiên, chịu ảnh hưởng mạnh của các tác động do sự biến đổi khi hậu và nước biển dâng, hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau có chế độ thủy triều bị chi phối chủ yếu bởi triều biển Đông và biển Tây, ngoài ra vào mùa mưa còn phụ thuộc chế độ lũ ở thượng nguồn.
Bên cạnh đó, trước tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn hai tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung, nhu cầu giao thông thủy, vận chuyển hàng hóa ngày càng cao, mật độ xây dựng công trình cơ sở hạ tầng ven sông càng nhiều và đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, với đặc điểm tự nhiên nêu trên, lòng dẫn các sông kênh rạch trên địa bàn các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thường xuyên chịu các tác động bất lợi gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường nước và đặc biệt là tình trạng xói bồi phức tạp dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng trầm trọng.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá được tình hình sạt lở bờ sông và hiệu quả các giải pháp đã thực hiện; đề xuất các giải pháp công nghệ chống sạt lở bờ sông ở địa bàn 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau phù hợp với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường.
Mục tiêu chính của hội thảo cuối kỳ:
Thông báo những kết quả chính của đề tài sau gần 30 tháng thực hiện, gồm:
+ Kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân gây sạt lở theo các loại hình sạt lở ở 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mâu;
+ Kết quả về xây dựng Bộ tiêu chí lựa chọn giải pháp công nghệ bảo vệ bờ sông đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường ở địa bàn;
+ Kết quả thiết kế mẫu giải pháp bảo vệ bờ sông các vùng đặc trưng;
+ Hướng dẫn thiết kế, thi công các giải pháp chống sạt lở.
Xin ý kiến đóng góp của đại biểu, các cơ quan quản lý TW và địa phương, các nhà khoa học để hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài và những vấn đề đặt hàng nghiên cứu tiếp giai đoạn sắp tới.
Tham dự hội thảo có khoảng 40 đại biểu đến từ Tồng cục Phòng, chống thiên tai (Vụ KHCN và Hợp tác quốc tế; Chi cục Phòng chồng thiên tai phía Nam); Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; Viện Kỹ thuật Biển; Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam; Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM; Khoa Môi trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; các nhà khoa học lĩnh vực thủy lợi, môi trường tại TP.Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy lợi 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mâu; đại diện Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo UBND huyện Đầm Dơi (Cà Mâu)...
Hội thảo đã nghe và thảo luận 1 báo cáo dẫn đề, 4 báo cáo chuyên đề của các thành viên thực hiện đề tài.
PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã phát biểu khai mạc hội thảo và GS.TS Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM, điều hành chương trình hội thảo. PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã phát biểu ý kiến thảo luận khoa học.
Một số ý kiến thảo luận, góp ý của các đại biểu được tổng hợp ghi nhận tại hội thảo:
Đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện đề tài và cơ quan chủ trì, và mong muốn Viện tiếp tục đề xuất thực hiện các đề tài tương tự trong thời gian tới, vì những nội dung này rất gắn với thực tiễn các địa phương;
Trong kết quả nghiên cứu, đề nghị đề tài đi sâu vào các giải pháp kè mềm và giải pháp phi công trình;
Đề tài cần bổ sung thêm kết quả phân vùng để xác định kỹ giải pháp chống sạt lở cho mỗi vùng theo đặc điểm riêng;
Hội thảo kết thúc thành công lúc 12g cùng ngày./.
Tin ảnh: Phòng KH
- Giải pháp tổng hợp sử dụng nguồn nước vùng Đông Nam Bộ và Phụ cận
- Bờ biển đồng bằng sông Cửu Long - Sạt lở và các giải pháp phòng chống
- Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021)
- Các giải pháp kết cấu công trình ven biển thích ứng biến đổi khí hậu